Tất tần tật về hệ thống phanh tự động trên xe ô tô mà bạn cần biết
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn, các nhà phát triển ô tô đã trang bị chức năng phanh tự động trên xe ô tô để hỗ trợ lái xe an toàn. Vậy, phanh tự động trên ô tô hoạt động như thế nào?
Hệ thống phanh tự động là gì?
Đây là trang bị an toàn được nhà sản xuất tích hợp trên xe ô tô nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách trong quá trình điều khiển phương tiện.
Hệ thống phanh tự động hoạt động như con mắt thứ ba, có thể phát hiện chướng ngại vật, tính toán cự ly và hỗ trợ phanh tự động nếu không nhận được tín hiệu từ tài xế.
Hệ thống phanh tự động mang đến rất nhiều lợi ích. Trong trường hợp lái xe ngủ gật hoặc không tập trung, tỏ ra lúng túng khi gặp tình huống bất ngờ thì phanh tự động sẽ hỗ trợ một phần nào đó, sẽ thay thế người lái cung cấp lực phanh cho các bánh xe ngăn cản va chạm sắp xảy ra hoặc giảm thiểu thương tích cho hành khách ngồi trên xe.
Cấu tạo hệ thống phanh tự động ô tô
Để hoạt động chính xác và không gây ảnh hưởng đến việc lái xe của tài xế, phanh tự động cần phải được liên kết với một vài chức năng khác trên xe, cụ thể cấu tạo của hệ thống phanh tự động ô tô như sau:
Hệ thống cảm biến: đóng vai trò quan sát các vật cản, chướng ngại vật, con người, động vật, phương tiện phía trước để cung cấp thông tin cho trung tâm xử lý ECU.
Hệ thống phanh tự động hoạt động như con mắt thứ ba
Trung tâm xử lý ECU: nhận thông tin từ cảm biến và tính toán khoảng cách xem có thể xảy ra va chạm hay không, nếu không thì công việc tiếp tục dừng lại ở mức thu thập dữ liệu. Nếu ECU tính toán và phát hiện vật cản phía trước có thể gây ra va chạm, ECU sẽ thông báo cho hệ thống phanh biết.
Hệ thống phanh: tiếp nhận thông tin từ phía ECU và tính toán lực phanh cho các bánh xe để ngăn chặn va chạm sắp xảy ra.
Hệ thống cảnh báo: lúc này, trung tâm xử lý ECU đã phát hiện sắp xảy ra va chạm nên sẽ tiếp tục thông báo cho hệ thống cảnh báo để nhắc nhở tài xế chú ý đạp phanh.
Nguyên lý hoạt động của phanh tự động
Nguyên lý hoạt động của phanh tự động được chia thành 4 giai đoạn: Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, đưa ra cảnh báo và phanh tự động tiền va chạm.
Hệ thống cảm biến sẽ đảm nhiệm chức năng quan sát và thu thập dữ liệu xung quanh khi ô tô đang di chuyển, các hình ảnh thu thập được sẽ gửi về trung tâm xử lý dữ liệu ECU để tiếp tục phân tích và đưa ra kết quả. Các cảm biến của ô tô thường được lắp phía trước, phía sau, trên nóc xe để có thể quan sát được toàn cảnh.
Trung tâm xử lý ECU của xe ô tô sẽ tiếp nhận các thông tin, hình ảnh được gửi về từ hệ thống cảm biến từ đó đưa ra kết quả có hay không có va chạm sắp xảy ra. Nếu tính toán có va chạm ECU sẽ gửi thông báo đến hệ thống phanh.
Hệ thống phanh tiếp nhận thông tin từ ECU và tính toán tốc độ, cự ly, khoảng cách giữa xe và chướng ngại vật. Sau đó kích hoạt bơm phanh và dẫn dòng chất lỏng phanh nhằm điều chỉnh lực phanh cần thiết để dừng xe.
Hơn thế nữa, nếu hệ thống phanh tự động được kết hợp với chức năng lái tự động cho phép xe ô tô có thể tự đổi hướng hạn chế đâm trực tiếp vào chướng ngại vật.
xe mới về
-
Kia Carnival Signature 2.2D
1 Tỷ 279 Triệu
-
Toyota Corolla Cross 1.8G
710 Triệu
-
Ford Everest Titanium 2.0L 4x4 AT
945 Triệu
-
Mazda CX8 Premium
889 Triệu
-
Mazda 3 1.5 AT
465 Triệu
-
Toyota Fortuner 2.7V 4x2 AT
790 Triệu
tin khác
- Tổng hợp các mẫu xe Hatchback hạng B bán tại thị trường Việt hiện nay
- Cập nhật bảng giá Honda HRV đã qua sử dụng tháng 04/2024 mới nhất
- Loạt xe điện sẽ được Honda dự kiến ra mắt
- Những nhược điểm của cửa sổ trời trên xe ô tô
- Xe điện mất giá mạnh sau 1 năm sử dụng, Mercedes-Benz EQS dẫn đầu
- Giá xe Ford Ranger 04/2024 kèm ưu đãi mới nhất
- Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống làm mát ô tô
- Ford Everest 2024 lộ diện tại đại lý Việt Nam, giá niêm yết từ 1,099 tỷ đồng
- Giảm giá loạt mẫu xe gầm cao tại Việt Nam trong tháng này
- Cập nhập chi tiết bảng giá Ford Ranger đã qua sử dụng tháng 03/2024